Kẽm là một thành phần không thể thiếu và rất quan trọng trong cơ thể người, bởi vì kẽm tham gia đắc lực trong sự chuyển hóa, phát triển và tồn tại của con người.
- Kẽm rất cần cho xương, da, lông và tóc.
- Kẽm tham gia vào cấu trúc của Enzym trong hệ tiêu hóa và hô hấp.
- Kẽm tham gia vận chuyển CO2 của hồng cầu.
- Kẽm rất cần cho quá trình Canxi hóa của xương. Cụ thể là Kẽm đóng vai trò là chất kết dính, giúp canxi gắn trực tiếp vào tế bào xương, giúp xương cứng chắc.
- Kẽm với tỷ lệ cân đối sẽ giúp Canxi hấp thu tối ưu vào cơ thể.
- Kẽm đóng vai trò không thể thiếu trong sự phát triển của cơ quan sinh dục nam, tuyến tiền liệt và buồng trứng ở nữ. Giảm các triệu chứng yếu sinh lý ở NAM GIỚI tuổi trung niên.
- Tham gia vào sự hình thành “dịch hoàn” ở trẻ em trước tuổi dậy thì.
- Kẽm đóng vai trò tích cực không thể thiếu đối với hệ miễn dịch của cơ thể. Thiếu Kẽm, làm lách teo lại –> làm giảm sản xuất tế bào Lympho T (TB miễn dịch).
- Kẽm còn tham gia vào cấu trúc của Protein thần kinh. Là chất xúc tác của các phản ứng sinh hóa (Enzym) trong cơ thể.
- Tham gia các hoạt động dẫn truyền thần kinh. Có chức năng kích thích hệ sợi thần kinh ở dạng ion.
- Ở bên ngoài hệ thần kinh, Kẽm còn tham gia vào quá trình tổng hợp, sản xuất tiền chất dẫn truyền thần kinh ở Gan.
- Kẽm đóng vai trò “kết nối” cơ quan cảm thụ của Hoocmon tăng trưởng GH với các Receptor. (nói một cách dễ hiểu là kết nối giữa “chìa khóa” và “ổ khóa” trong Hoocmon tăng trưởng để chúng có thể hoạt động được).
- Kẽm cũng có vai trò kích thích sự phân giải các chất độc ở Gan.
- Kẽm cũng thúc đẩy bổ sung năng lượng cho tuyến tụy để sản xuất Insulin, rất cần thiết cho bệnh nhân Tiểu Đường.
- Thiếu Kẽm cũng là một trong nhiều nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến, vết chàm, bớt đỏ trên da.
- Thiếu kẽm cũng làm “kéo dài” thời gian sinh con (Kéo dài thời gian đau bụng đẻ ở phụ nữ sắp sinh con).
- Thiếu Kẽm cũng làm chậm quá trình tăng trưởng, phát triển của cơ thể. Dễ mắc các bệnh ngoài da.
- Thiếu Kẽm cũng là 1 trong những nguyên nhân làm trẻ chán ăn, còi xương và chậm lớn.
- Một số công trình nghiên cứu còn chỉ ra rằng, Hàm lượng Canxi cao trong thức ăn gây giảm hấp thu Kẽm. (Sữa bò tươi nguyên chất). Vì dễ tạo ra “phức chất” Canxi _Kẽm, và không hấp thu được. Do đó cần cân đối lượng Canxi, Magie, Kẽm và phospho trong khẩu phần ăn.
- Thiếu Kẽm làm cho cơ thể nhanh già và chết sớm.
- Thiếu Kẽm cũng làm cho tóc khô, chẻ ngọn, xơ xác và bạc sớm.
- Ngoài ra, Kẽm còn có 1 số vai trò có tính chất gián tiếp như sau:
- Kẽm hoạt quá Adrenocorticol dẫn đến sự thèm ăn, tăng tính ngon miệng.
- Điều chỉnh lượng khoáng vi lượng ở các cơ quan trong cơ thể. Đặc biệt là Đồng, có vai trò trong việc tăng cường miễn dịch.
- Thiếu Kẽm làm giảm khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể. (Làm giảm nhạy cảm của hệ miễn dịch, phản ứng chậm.)
- Thiếu kẽm cũng làm ảnh hưởng đến sự ổn định của bản đồ Gen trong quá trình phân chia của tế bào.
- Thiếu kẽm làm ảnh hưởng, hư hại đến tế bào niêm mạc ruột dẫn đến giảm hấp thu dinh dưỡng.
Do đó, cung cấp Kẽm cho cơ thể là rất quan trọng. Để lựa chọn sản phẩm bổ sung Kẽm cho bản thân và gia đình cần:
+ Đọc kỹ hàm lượng và thành phần trên nhãn xem các thành phần trong sản phẩm có đầy đủ và cân đối với tỷ lệ hấp thu không?
+ Kiểm tra nguồn gốc xuất xứ cũng như nguồn nguyên liệu sản xuất sản phẩm.
+ Kiểm tra thông tin nhà sản xuất, công nghệ bào chế sản phẩm, cơ chế hình thành công dụng sản phẩm?
MỌI THẮC MẮC – Ý KIẾN ĐÓNG GÓP VUI LÒNG LIÊN HỆ NGAY
VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN THÊM
Nguồn: Nguyễn Hoàng Ân – Người Kể Chuyện PPS tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin và tài liệu khác nhau. Bài viết dựa trên sự hiểu biết cá nhân. Nếu thấy bài viết bổ ích hãy chia sẻ ngay để nhiều người cùng đọc nhé!
Hình ảnh : Internet