Tiểu sử về thầy Nguyễn Tự Lập - Nhà Sáng Lập, Trưởng Môn Nội Gia Quyền Đạo Quán

Võ Sư Nguyễn Tự Lập sanh tại Việt Nam vào năm 1960. Năm ông lên 7 tuổi, ông đã bắt đầu theo học karate và ngay lập tức đam mê với võ học. Ông đã tiếp tục học thêm nhiều bộ môn võ thuật sau đó, bao gồm Nhu Đạo (Judo), Quyền Anh (Boxing), Aikido, Hồng Quyền (Hung Gar), Bắc Phái Thiếu Lâm (Northern Shaolin), Đường Lang Quyền (Praying 24 Mantis), Thái Cực Đạo (Taekwondo), Vũ Thuật của Trung Quốc (Wushu), Bát Quái Quyền (Ba Gua), và Hình Ý Quyền (Xing Yi). Không ngừng theo đuổi tìm cho ra được “chân lý” của võ thuật, mãi cho đến năm 1986 tại một công viên bên Trung Quốc nơi ông gặp gỡ và sau đó bị đả bại bởi một lão ông 84 tuổi có tên là Trần Công Thành (Chen Gung Sing), một võ sư Thái Cực Quyền Dương Gia. Võ Sư Lập rất lấy làm ngạc nhiên và ngưỡng mộ khả năng của vị võ sư lão thành này. Từ lâu ông đã tưởng rằng Thái Cực Quyền với những động tác chậm rãi của nó chỉ là một thao tác đã được dàn dựng để luyện tập cho sức khỏe, chủ yếu dành cho người già về dưỡng sinh. Sau lần gặp gỡ đó với Võ Sư Sing, Võ Sư Lập hạ quyết tâm theo ông để học hỏi những bí quyết này. 

Võ Sư Lập khởi đầu đi Trung Quốc để học Vũ Thuật của Trung Quốc (Wushu), một bộ môn võ thuật của Trung Quốc chuyên luyện về biểu diễn, để đóng phim võ thuật, ngay cả ông đã từng đóng một vai phụ trong phim võ giả tưởng “Big Trouble in Little China,” đến nay vẫn còn nhiều người ngưỡng mộ. Sau lần tiếp xúc với Võ Sư Thành, thường được những người dân địa phương thực tập tại công viên biết đến qua cái tên gọi thân thương “Bác Thành,” Võ Sư Lập quyết định ở lại. Ba tháng kế tiếp, ông ở trọ tại một lữ quán dành cho thiếu niên ở đảo Shamian, trong tỉnh Quảng Châu (Guangzhou), để học và nhận sự huấn luyện từ Sư Phụ Thành. Rất phấn khởi với những khái niệm mới mẻ này, ông quyết định ở lại lâu hơn với chiếu khán (visa) ba tháng đã được cấp. Ông đã cuối cùng ở lại đây tổng cộng được mười tháng, qua Hồng Kông xin gia hạn mỗi lần visa sắp hết hạn. 

Di cư qua Mỹ vào năm 14 tuổi, Võ Sư Lập đã có nhiều khó khăn và thử thách để thích ứng với một ngôn ngữ và nền văn hóa mới. Vào lúc ông gặp Bác Thành, ông đã phải đối diện với cùng một điều tương tự, nhưng lần này là nước Trung Quốc. May mắn, kinh nghiệm từng là một di dân trong nước Hoa Kỳ của Võ Sư Lập đã cho ông một quyết tâm giải quyết những rào cản bất đồng văn hóa với một sự nhẫn nại và rộng mở. Đôi lúc bực bội, như khi Bác Thành nói bằng tiếng Quảng Đông (Cantonese) hay Quan Thoại (Mandarin), nhưng sự giao tiếp trong Thái Cực Quyền chính yếu qua cách cảm thọ, vượt ra ngoài phạm vi tiếng nói của ngôn ngữ, “Ý tại Ngôn Ngoại”. 

Võ Sư Lập đã cố gắng tập bắt chước tất cả những động tác và kỹ thuật của Bác Thành, nhưng trong sáu tháng đầu tập luyện, ông đã hết lần này sang lần khác bị những bạn đồng môn ném vòng vòng hay quật ngã. Không chịu đầu hàng, Võ Sư Lập cẩn thận quan sát và phân tích điều Bác Thành làm khác với ông. Một ngày nọ ông cuối cùng đã nhận ra đó là điều gì. Bác Thành lúc nào cũng giữ người thư thái và mềm dẻo, không bao giờ gồng sức hay dụng lực trong đường lối thông thường chúng ta tưởng. Ông cũng không bao giờ tách rời khỏi đối phương. Trong lối nói của Thái Cực Quyền, những nguyên tắc này được biết như “bỏ mình theo người” và “bám, theo, và điểu khiển” theo thứ tự đó. Võ Sư Lập đã nhận ra, “có những điều bạn biết, có những điều bạn không biết, và có những điều bạn nghĩ là bạn biết nhưng thực ra không.” Điều mà ông nghĩ là tầm thường lại lật ra thành thiết yếu. Nó là một kinh nghiệm chuyển đổi trong đời sống và võ thuật. 

Giờ thì Võ Sư Lập đã khám phá được những nguyên tắc đó, ông đã phải hoàn chỉnh chúng trong thân tâm của chính ông. Dần sau đó, ông đã có thể ném văng các bạn đồng môn và kỹ năng của ông ngày một sáng lên. Bác Thành tình cờ đi ngang qua và nhận diện sự tiến bộ với sự chấp thuận, ngỏ lời khen, “giờ thì con đã biết.” Võ sư Lập theo con đường đó cứ thế mà ngày một tiến. Vào thời điểm này, ông tập tành nói được tiếng Quảng Đông (Cantonese) và những người bạn đồng môn đã giúp giải thích những nguyên tắc của Thái Cực Quyền qua sự đối luyện. Dù vậy một lần nữa, sự thượng thừa của việc tập Thái Cực Quyền được dựa vào nguyên tắc của cảm thọ, không phải kỹ thuật. Những nguyên tắc này mài giũa khả năng cảm xúc, sự mềm dẻo, thư thái và “quên mình để theo người – Xả Kỷ Tòng Nhân.” 

Sau khi trở về nước Mỹ, Võ Sư Lập dành nhiều thời gian để thấu triệt nguyên tắc của Thái Cực Quyền, nhận ra những môn võ thuật trước đó mà ông đã tập qua chỉ có hiệu quả khi biết ứng dụng những nguyên tắc của Thái Cực Quyền trước. Quán triệt được những nguyên tắc đó, Võ Sư Lập đã có thể đem ứng dụng mới tìm này bổ sung vào kiến thức học từ nhiều bộ môn võ có sẵn trước đây để nâng việc vận dụng lực của đối phương và sự điều khiển lên một trình độ cao hơn, lập ra môt hệ thống hoàn tất của Thái Cực Quyền giao đấu. Chẳng hạn, Võ Sư Lập đã có thể sử dụng những điều học hỏi từ những môn phái sau đây: 

  • Nội Công Hồng Gia (luyện gân cốt) từ Võ Sư Lý Hồng Thái chủ yếu về việc luyện về gân để phát kình khi cần thiết
  • Hầu Quyền, tám thế chỏ, và thế móc của hầu thủ từ Võ Sư Jimmy Hoàng áp dụng cho cận chiến và dễ bám theo đối phương
  • Thái Cực Vũ Gia (Wu Style Tai Chi) Thôi Thủ từ Võ Sư Lee Scheele cho việc nâng cao kỹ năng cảm nhận, bám dính, và hấp thụ lực của đối phương để điều khiển và thông hiểu hiệu quả hơn.

Minh họa cảnh sư phụ Lập biểu diễn Thái Cực Quyền chiến đấu tại Mỹ

Thái Cực Quyền Là Gì?

Thái Cực Quyền là môn võ luyện “Nội Gia” (khác với Ngoại Gia) nên có rất nhiều diễn biến bên trong cơ thể không thể nhìn thấy được, cũng không thể hiện ra sự mạnh mẽ như ở một số môn võ khác như Boxing hay Taekwondo. Để hiểu được các nguyên tắc của Thái Cực Quyền và áp dụng chúng trong một tình huống chiến đấu là rất khó. Những người luyện Thái Cực Quyền chưa thành thạo sẽ không có lợi thế trong giao đấu và dần trở nên yếu thế, khiến nhiều người hoài nghi về khả năng của người tập võ Thái Cực Quyền, đặc biệt là những người đã tập qua các môn võ khác. Những quan niệm sai lầm về Thái Cực Quyền được biết đến bởi vô số video trên internet cho thấy các “sư phụ” ném người mà hầu như không chạm vào họ hoặc dễ dàng điều khiển đối thủ. Những việc đó chỉ có thể thực hiện được với các học trò của họ, nhưng sẽ thất vọng khi thật sự áp dụng ngoài đời thực.

Thái Cực Quyền không phải là môn võ dễ học, nhất là đối với những người đã quá quen với sử dụng sức mạnh, vì vậy cách hay nhất để tập luyện hiệu quả một môn gì mới thì chúng ta hãy quên những gì mình đã có tập qua trước đây. Quên ở đây không phải là từ bỏ những gì mình đã học, mà quên là để có thể hấp thụ được các kiến thức mới với sự cởi mở nhất vì Thái cực quyền cần phải được trải nghiệm để thực sự hiểu được. Nếu bạn có thể tạm ngưng sự hoài nghi và giữ một tâm trí cởi mở, bạn có thể hiểu và ứng dụng được các nguyên tắc của Thái Cực Quyền.

Mục tiêu của cuốn sách này là cung cấp một bộ hướng dẫn thực tế để sử dụng Thái Cực Quyền cho chiến đấu đối kháng.
Lộ trình luyện tập gồm sáu (giai đoạn) cấp độ đã được đưa ra để giới thiệu và (phát triển) tập luyện người tập sử dụng Thái Cực Quyền trong các tình huống chiến đấu thực tế. Chúng không nhằm mục đích giống như võ thuật truyền thống, nơi bạn phải thành thạo ở một cấp độ và sau đó tiến tới cấp độ tiếp theo. Các giai đoạn này cũng không phải về kỹ thuật cần phải ghi nhớ. Như đã đề cập ở trên, Thái Cực Quyền là môn võ nội gia, luyện ý là chính. Cho nên, các kỹ thuật sử dụng trong quá trình tập luyện là để hiểu hơn về sự vận động trong cơ thể, từ đó có thể cảm nhận, kết nối và điều khiển đối thủ của bạn. Những bài tập này sẽ liên tục lập đi lập lại để người tập có thể thấm nhuần, tạo ra phản xạ tốt hơn, giúp bạn tự tin hơn. “Công Phu” cũng từ đó mà ra, “Công Phu” là việc kiên trì tập luyện xuyên suốt một thời gian dài và trở nên thành thạo với nó.

Lý Tiểu Long, thần tượng võ học có nói: “Tôi không sợ đối thủ tập 1 lần 10,000 cú đá, tôi chỉ sợ những người tập 1 cú đá 10,000 lần”. Mặc dù giai đoạn đầu sẽ khó để thấy sự tiến bộ, nhưng nhờ vào “Công Phu” và sự hướng dẫn đúng đắn, bạn sẽ nhanh chóng tiến bộ hơn.

Nhận xét của những môn sinh

Ông Gary Christopherson là một môn sinh Thái Cực Quyền và võ sinh của các bộ môn võ thuật khác. Ông đã theo học với Sư Phụ Lập đến bây giờ được bốn năm. Ông nhận định phương pháp dạy của Sư Phụ Lập đối với bí quyết của Thái Cực Quyền có đặc điểm tiếp cận cao, đơn giản hóa, và dễ dàng tiếp thu. Tuy vậy, điều đó không làm cho việc tập Thái Cực Quyền dễ dàng hơn. Thái Cực Quyền giống như một “bí mật đã được hiển lộ,” nơi đặt trọng tâm vào việc hòa với lực của đối phương tiếp nối với việc mượn lực, sử dụng theo ý muốn, và tột cùng, đối phương đáng sợ nhất của bạn là chính bạn. Đây là nơi thực tập và “công phu” nhập vào cuộc cho môn sinh nhận thức. Thái Cực Quyền nhấn mạnh nhiều đến việc thấu hiểu nguyên tắc và lực hơn là việc nhớ muôn vàn những kỹ thuật. Điều cởi mở này khiến mọi người dễ đón nhận. Sư Phụ Lập không hề giữ lại bất cứ điều gì trong việc giảng dạy, cũng như ông đã hiểu quy luật “trong âm có dương, trong dương có âm” – hay thầy và trò cũng là một trong sự tương tác. (Ông Gary ở thành phố Fountain Valley, California.)

Ông Huỳnh Đặng Huy Phong, môn sinh của Thầy Lập từ năm 2007, hiện đang phát triển võ thuật Thái Cực Quyền Chiến Đấu ở Việt Nam. Trong suốt thập niên 1980, tôi đã chọn Vĩnh Xuân Quyền (Wing Chun) làm môn võ để luyện tập ngõ hầu có được sức khỏe tốt và khả năng tự vệ noi theo thần tượng của tôi, Lý Tiểu Long. Tôi đã theo học mười năm với Võ Sư Trần Ngọc Thăng cho đến khi ông mất. 27 Khoảng thời gian tập Vĩnh Xuân, tôi đã nghĩ đây là một môn võ thuật hay nhất để phòng thủ với tốc độ, sự dẻo dai, thăng bằng và sức mạnh. Tuy nhiên, sau lần gặp Sư Phụ Lập, ông đã mang tôi đến một trình độ võ thuật kế tiếp mà tôi chưa hề biết là làm sao có thể đạt như vậy được. Lần đầu tiên khi tôi giao đấu với Sư Phụ Lập, tôi đã thích thú ngay lập tức vì có một cảm giác dường như ông đang chơi đùa với tôi thay vì đấu, mặc dù tôi đã cố hết sức để đả bại ông. Sau trận đấu, tôi có thấy còn nhiều điều mới mẻ cho tôi để học. Lúc đầu, tôi nghĩ Thái Cực Quyền chỉ tốt cho sức khỏe và người già, qua những động tác giống như những vũ điệu cúng bái. Cám ơn Sư Phụ Lập đã cho tôi câu trả lời: Thái Cực Quyền không những tốt cho sức khỏe mà còn có hiệu quả khi ứng dụng vào việc chiến đấu và tự vệ. Sau đó tôi khởi đầu luyện tập những nguyên tắc của Thái Cực Quyền căn theo sự chỉ dẫn của Sư Phụ Lập: “Dụng Ý bất dụng lực,” “Xả Kỷ Tòng Nhân (Quên Mình Theo Người),” “Đặt ý vào nơi chạm,” v.v… Tôi cũng đã bắt đầu nhận ra những nguyên tắc này đã góp phần trong cuộc sống cá nhân của tôi: Tôi đã bớt nóng nảy hơn, bớt cứng, và biết tôn trọng đối với mọi điều hơn. Tôi lấy làm cảm kích những nguyên tắc kỳ diệu này của Thái Cực Quyền ứng dụng vào võ thuật mà Sư Phụ Lập đã dạy tôi, mang lại một sức khỏe và sự tự tin tốt hơn trong mọi điều tôi làm trong đời sống hàng ngày. Tôi mong rằng Thái Cực Quyền cho bộ môn võ thuật hỗn hợp (MMA) sẽ tới tay mọi người yêu thích võ thuật và cầu chúc cho tất cả một đời sống trọn vẹn hơn.

Ông Ricky Lê, Nhị Đẳng Huyền Đai Karate, môn sinh lâu năm của Võ Sư Nguyễn Tự Lập (được ghi hình phụ diễn trong Giai Đoạn 6), “Tôi đã theo tập với Sư Phụ [Võ Sư Lập] từ khi tôi lên 16 tuổi, và ông đã chuyển hóa kiến thức của tôi từ ngày đầu gặp ông. Sư Phụ rất rộng lượng với kiến thức của ông, ông để cho tất cả các học trò “chạm tay” với ông và trải nghiệm điều mà ông đưa ra giảng dạy. Điều viết xuống của tôi sẽ không bao giờ lột tả được đầy đủ kiến thức và sự đam mê san sẻ kinh nghiệm của ông. Nếu bạn thật tâm muốn nâng cấp trình độ võ thuật của bạn, tôi khuyến khích bạn nên tìm đến gặp ông. Ông là một viên ngọc ẩn dấu, người sẽ dạy và chỉ ra những nguyên tắc giúp bạn tiến triển bất kỳ trình độ hiện tại của bạn như thế nào đi nữa. Lối giảng dạy của ông đơn giản, thẳng vào đề, và hiệu quả, bạn sẽ không bị thất vọng.”

Lời Biết Ơn con Huỳnh Xuân Huy gửi đến Sư Phụ Nguyễn Tự Lập đáng kính.

Con cảm ơn Sư Phụ Lập đã cho con niềm cảm hứng và sự giảng dạy. Cám ơn Thái Cực Quyền đã cho tôi một kỹ năng, sức khỏe và sự tự tin tốt hơn trong bất cứ điều gì tôi làm.

“Mặc dù, trước đây tôi không thích đánh đấm vì tôi không muốn bị thương hay gây thương tích đến người khác. Dẫu rằng, cha của tôi là một người yêu thích võ thuật, và ông đã luyện tập thật nhiều, lúc nào cũng muốn chia sẻ sự đam mê đó với tôi. Tôi đã quyết định làm người bạn đấu luyện để không làm buồn lòng ông. May mắn thay, tôi đã gặp Sư Phụ Lập và ông đã kích thích được niềm đam mê võ thuật của tôi. Tôi còn nhớ ngày đầu tiên nói chuyện với Sư Phụ Lập. Ông đã chia sẻ với tôi những điều hay lẽ phải, những đạo lý sống, và ông giúp tôi làm quen, học thuộc bằng những câu khẩu quyết trong Thái Cực Quyền. Càng nghe tôi càng cảm thấy thích thú với Thái Cực Quyền. Sau đó, tôi đã nhận ra mối liên hệ giữa võ thuật và đời sống, và như khi tôi bắt đầu tập Thái Cực Quyền, tôi đã trở nên “ghiền” môn võ này. Sau nhiều năm luyện đi luyện lại cho thuần thục, kỹ thuật của tôi đã có tiến bộ, và tôi đã nhận ra Thái Cực Quyền không có giới hạn về giới tính, thể trạng và môn võ. Cứ tập đều đặn và dần dần sự hiệu quả sẽ xuất hiện và đến với bạn như một món quà.”

Huỳnh Xuân Huy, Truyền Nhân Trưởng Môn Nội Gia Quyền Đạo Quán Ở Việt Nam, chia sẻ.

Tôi mong rằng cuốn sách Thái Cực Quyền cho Bộ Môn Võ Thuật Hỗn Hợp (MMA) do Thầy Lập đã dày công nghiên cứu, trải nghiệm trong suốt mấy chục năm qua và biên soạn lại sẽ tới tay những người yêu thích võ thuật trên toàn thế giới và tặng cho họ những món quà như ý đến trọn đời.

Đôi Nét về Thái Cực Quyền

Kết Nối - Liên Hệ với Nội Gia Quyền Đạo Quán Ở Việt Nam

bt_bb_section_bottom_section_coverage_image
VIET HEARTVăn Phòng Chính
Cùng Nhau Vươn Tới Cuộc Sống Tự Do Toàn Diện
ĐỊA CHỈHồ Chí Minh
https://vietheart.com.vn/wp-content/uploads/2019/04/img-footer-map.png
FACEBOOK FANPAGEViet Heart Social links
Hãy liên hệ với chúng tôi qua các trang mạng xã hội bên dưới
AVANTAGEHeadquarters
Organically grow the holistic world view of disruptive innovation via empowerment.
OUR LOCATIONSWhere to find us
https://vietheart.com.vn/wp-content/uploads/2019/04/img-footer-map.png
GET IN TOUCHViet Heart Social links
Hãy liên hệ với chúng tôi qua các mạng xã hội bên dưới

Copyright by Trái Tim Việt Company. All rights reserved.